Nồng độ oxy trong máu là gì (SpO2) ?
Nguyễn Tính
Thứ Tư,
06/04/2022
SpO2 - Nồng độ oxy trong máu là gì?
SpO2 là gì?
SpO2 được viết tắt của cụm từ “Saturation of peripheral oxygen” nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (hay còn gọi là nồng độ oxy trong máu, chỉ số oxy hóa máu). Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, SpO2 là chỉ số để đo tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Nếu tất cả các phân tử hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy là 100%. Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn như sau:
- Từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
- Từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
- Từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
- Dưới 92% Không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
- Dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
SpO2 là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu truyền thống bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Chỉ số oxy hóa máu tốt là rất cần thiết để phổi cung cấp đủ năng lượng cho các cơ bắp hoạt động. Khi cơ thể bị thiếu oxy, các cơ quan như tim, gan, não,... sẽ nhanh chóng phải chịu tổn thương.
Cách đo SpO2 truyền thống
SpO2 như thế nào là an toàn ? Nếu ngoài ngưỡng an toàn bạn nên làm gì ?
Việc theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong quá trình tập luyện thể thao cường độ cao hoặc với những người có sẵn bệnh lý như tim mạch, huyết áp, hen suyễn. Một số ứng dụng của việc áp dụng chỉ số SpO2 vào thực tế có thể kể đến như:
- Khi tập luyện thể thao quá sức, chỉ số SpO2 sẽ sụt giảm báo hiệu lượng oxy hiện tại không đủ cung cấp cho các cơ quan, nếu tiếp duy trì cường độ vận động có thể gây chấn thương, thậm chí là đột quỵ
- Khi đi leo núi, thám hiểm, càng lên cao áp suất không khí càng giảm, lượng oxy trong không khí càng thấp dẫn đến chỉ số SpO2 cũng sụt giảm. Bằng việc nhìn vào chỉ số này, bạn có thể quyết định có nên đi tiếp hay không.
Tác dụng và sự cần thiết của việc theo dõi chỉ số SpO2
Cơ chế đo SpO2 trên smartwatch
Các sản phẩm đồng hồ thông minh hiện tại tận dụng cảm biến ở mặt dưới đồng hồ để tính toán chỉ số SpO2. Các tia sáng xanh của cảm biến sẽ bắn vào các mạch máu, sau đó hấp thụ làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu dưới cổ tay. Sự biến thiên của sóng ánh sáng xuyên qua cổ tay sẽ cho ra giá trị của SpO2.
Cơ chế đo SpO2 trên smartwatch
2. VO2 max - Lượng tiêu thụ oxy tối đa là gì ?
VO2 max là gì ?
VO2 max (tên tiếng anh là Maximum Volume of Oxygen) là lượng oxy tối đa (theo mililit) mà bạn có thể hấp thụ trong mỗi phút trên mỗi kilogram trọng lượng cơ thể ở mức hiệu suất tối đa. Chỉ số VO2 phản ánh sức mạnh thể chất và sự dẻo dai bền bỉ của một người, đồng nghĩa với việc nếu bạn có chỉ số VO2 Max càng cao thì sức bền của bạn càng tốt. Chỉ số này phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và cân nặng, cụ thể như sau:
Bảng so sánh chỉ số VO2 max theo độ tuổi và giới tính
(*Thông tin chỉ mang tính tham khảo. Để đạt được kết quả chính xác nhất với bản thân, bạn hãy nhập thông tin của mình và đo bằng smartwatch có chức năng đo VO2 max)
Khác với chỉ số SpO2 cố định ở mỗi người, chỉ số VO2 max có thể thay đổi trong quá trình luyện tập. Lượng tiêu thụ oxy tối đa của mỗi người sụt giảm hằng năm theo độ tuổi, tuy nhiên với chế độ rèn luyện hợp lý, khoa học, bạn hoàn toàn có thể nâng cao chỉ số này thêm 10-15% trong vòng 4-12 tuần.
Phương pháp đo VO2 max
Ý nghĩa và ứng dụng của chỉ số VO2 max
Chỉ số VO2 max là chỉ số chuyên dùng trong thể thao để theo dõi, đánh giá thể lực của vận động viên nhằm định hướng cho việc huấn luyện.
- Đối với tuyển thủ chuyên nghiệp, việc tăng chỉ số VO2 max đồng nghĩa với việc tăng thành tích thi đấu
- Đối với những người tập thể thao để duy trì sức khỏe thông thường, sức bền cho bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Nói cách khác, VO2 max là giới hạn thể lực của mỗi người. Việc biết được giới hạn của bản thân sẽ giúp bạn khống chế được cường độ tập luyện cho phù hợp, tránh được nguy cơ chấn thương và đột quỵ.
Tác dụng và sự cần thiết của việc theo dõi chỉ số VO2 max
Cơ chế đo VO2 trên smartwatch
Các mẫu đồng hồ thông minh có hỗ trợ đo chỉ số VO2 max hiện nay đều có thể cho ra một kết quả tương đối chuẩn xác. Sau đây là các bước thực hiện để tiến hành đo lường-
- Nhập độ tuổi, giới tính, cân nặng chính xác vào đồng hồ.
- Mang đồng hồ trong lúc tập luyện
- Luyện tập bài bản và chính xác sẽ cho kết quả chính xác hơn
- Thực hiện lại vài lần để đạt được kết quả tốt hơn
- Các bài tập dạng chạy bộ, đạp xe trong 30 phút ở địa hình bằng phẳng sẽ cho kết quả tốt nhất.
Tăng độ bền, thành tích tập luyện, thể thao
3. Đồng hồ nào có thể đo được SpO2 & VO2
Các dòng smartwatch thể thao chuyên dụng như Garmin, Fenix hỗ trợ đo SpO2 và VO2 max đã và đang được rất nhiều người tập thể thao chuyên nghiệp và không chuyên ưa thích. Bên cạnh đó, các hãng khác như Huawei, Samsung, Realme... cũng đã bắt đầu trang bị cho một số chiếc smartwatch của mình hai tính năng trên trong những sản phẩm cùa mình.
Các bước đo VO2 max trên smartwatch
Chỉ số SpO2 và VO2 max là hai chỉ số rất quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe cũng như khả năng thể chất của mỗi người. Trước đây, để đo được hai chỉ số này cần rất nhiều máy móc chuyên dụng và sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ nhưng trong thời đại công nghệ phát triển thì việc này đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.